Tóm tắt nội dung [Ẩn]
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Cùng với xu hướng hội nhập, hôn nhân có yếu tố nước ngoài càng trở nên phổ biến. Và khi mục đích hôn nhân không đạt được, khi cả hai không còn tìm thấy điểm tương đồng, chuyện ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng không còn là việc xa lạ. Nộp hồ sơ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này?… Những thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây!
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN & GĐ), ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:
· Ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
· Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
· Ly hôn giữa công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn hai bên vợ chồng không có nơi thường trú chung;
· Ly hôn mà có con cái hoặc tài sản đang ở nước ngoài.
Việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, cụ thể là theo quy định của Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Lưu ý: Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết căn cứ vào nơi có thẩm quyền cụ thể như sau:
*Thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài: Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
*Thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Theo quy định của pháp luật có thể xác định thẩm quyền như sau:
- Xét thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Trường hợp không biết nơi bị đơn cư trú, làm việc thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản của bị đơn để giải quyết ly hôn.
- Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện:
Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo các bước như sau:
· Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
Đây là giấy tờ quan trọng thể hiện mong muốn của các bên vợ chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương sử dụng Mẫu đơn khởi kiện ly hôn.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, bạn sử dụng Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có đầy đủ chữ ký của hai vợ chồng.
· Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì xin trích lục bản sao giấy khai sinh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu hai bên đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo pháp luật nước ngoài mà muốn ly hôn tại Việt Nam thì trước đó cần đảm bảo đã tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền để quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp mới có thể nộp đơn xin ly hôn.
· Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao công chứng/chứng thực).
· Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
· Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm,… nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
· Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;
· Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, đương sự có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ.
Hết thời hạn quy định mà các bên không sửa đổi, bổ sung đơn xin ly hôn thì Thẩm phán trả lại đơn cùng các tài liệu và chứng cứ kèm theo.
Nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì thông báo cho đương sự về việc nộp tạm ứng lệ phí giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Nếu đã đủ điều kiện thụ lý, Tòa án phải gửi thông báo thụ lý về việc giải quyết vấn đề ly hôn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải trong văn bản thông báo thụ lý cho các đương sự.
*Ly hôn thuận tình: Nếu ly hôn thuận tình thì Tòa án sẽ triệu tập 2 vợ chồng lên để tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định ly hôn thuận tình.
*Ly hôn đơn phương:
Thường thì ly hôn đơn phương sẽ phức tạp hơn ly hôn thuận tình. Giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài Tòa án sẽ thực hiện như sau:
- Tiến hành lấy ý kiến và lời khai của bị đơn (người không yêu cầu ly hôn)
- Trường hợp bị đơn không rõ nơi cư trú thì Tòa án sẽ yêu cầu người thân của bị đơn gửi cho họ yêu cầu của bên nguyên đơn và yêu cầu họ gửi lời khai về cho Tòa án.
- Nếu nguyên đơn ở trong nước công nhận là lời khai và các tài liệu đó là của bị đơn thì Tòa án có thể căn cứ vào lời khai và các tài liệu kèm theo để xét xử vụ án.
- Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung khi bị đơn ở nước ngoài không khai báo, không cung cấp thông tin liên quan cho Tòa đến lần thứ hai.
- Nếu mà không liên hệ được với bên bị đơn thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và thông báo cho nguyên đơn biết rằng họ có quyền yêu cầu khởi kiện ở Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú để xác định bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, thời gian giải quyết sẽ kéo dài khoảng từ 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án theo quy định tại Khoản 2 điều 476 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 476 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài, thời gian tiến hành tố tụng khoảng từ 06 đến 08 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý giải quyết việc dân sự.
Như vậy có thể thấy rằng, thời gian giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ kéo dài hơn nhiều so với các trường hợp ly hôn trong nước thông thường.
Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
· Lệ phí giải quyết sơ thẩm trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng.
· Án phí giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (đơn phương ly hôn) là 300.000 đồng.
Nếu có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ được tính theo giá ngạch, cần lưu ý rằng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, nếu có thủ tục ủy thác tư pháp như tống đạt giấy tờ, tài liệu cho vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài thì người nộp đơn phải có trách nhiệm nộp lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là 200.000 đồng/lần ủy thác.
Thực tế có thể thấy thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài dù là đồng thuận hay đơn phương đều không phải là thủ tục đơn giản, dễ dàng. Do vậy, số lần đi lại, tính chất phức tạp của vụ việc dân sự, vụ án dân sự này là phức tạp hơn rất nhiều so với các vụ việc, vụ án khác.
Khi thực hiện thủ tục, các bên đương sự có thể phải đi lại nhiều lần, mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của các bên.
Đặc biệt, mặc dù pháp luật cũng cho phép các bên thực hiện thủ tục ly hôn theo cách thức rút gọn nếu vì lý do bất khả kháng không thể thực hiện được thủ tục này. Tuy nhiên, đa phần đương sự sẽ rất lúng túng trong khâu chuẩn bị hồ sơ cũng như cách thức yêu cầu giải quyết.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời, đúng lúc - 0982101082. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn
Trên đây là một số nội dung cơ bản về Ly hôn có yếu tố nước ngoài dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Viet Duc Law qua Email: anninhvietduc@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Nguyễn Phương Linh Giám Đốc Nhà máy may Minh Giao |
Vũ Giang Giám đốc An ninh Hòa Bình |
Vũ Toàn Giám độc kỹ thuật cty HPsoft |