quyền nuôi con khi ly hôn

Hotline

0969.0808.22
19/12/2023 - 9:44 AMAdmin 179 Lượt xem

 QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

 

Khi ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản chung thì quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha, làm mẹ. Vậy quyền nuôi con của người mẹ khi ly hôn được quy định như thế nào? Tranh chấp quyền nuôi con sẽ được giải quyết ra sao? Thủ tục để yêu cầu Tòa án xác định người trực tiếp nuôi con?

Bài viết sau đây sẽ cung cấp lời giải đáp thông qua các quy định của pháp luật. Nếu có cùng những thắc mắc trên, hãy liên hệ với Luật Việt Đức để được hỗ trợ giải đáp.

1. Quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật NH &GD), quyền nuôi con do vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau.

Nếu một bên muốn giành quyền nuôi con, thì cả hai cần:

- Thương lượng về người trực tiếp nuôi con. Thương lượng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con.

- Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ dựa vào điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con mà hai bên cung cấp để ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

Như vậy, ai là người trực tiếp nuôi con thì do hai vợ chồng quyết định, nhưng phải đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các con.

‘’Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. ‘’

 

2.  Những vấn đề cần lưu ý khi giành quyền nuôi con khi ly hôn

2.1. Yêu cầu về độ tuổi của con

Theo quy định tại Điều 81 Luật HN & GD, quyền nuôi con còn được căn cứ vào độ tuổi của con. Theo đó, nếu con từ đủ 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con, tuy nhiên ý kiến của con không hoàn toàn quyết định. Theo đó, Luật chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

 Lưu ý, cũng theo Luật HN & GD, trong trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. 

2.2. Khả năng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng của người trực tiếp nuôi con

Muốn giành quyền nuôi con chúng ta phải chứng minh, đáp ứng được các điều kiện về tinh thần lẫn vật chất như sau:

– Điều kiện về tinh thần:

· Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con;

· Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con;

· Điều kiện cho con được học tập, vui chơi giải trí;

· Nhân cách đạo đức của cha mẹ.

– Điều kiện vật chất:

· Thu nhập thực tế;

· Công việc ổn định;

· Có chỗ ở ổn đinh (nhà ở hợp pháp);

· Cần chứng minh, cung cấp cho Tòa án các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…

2.3. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Quyền nuôi con do vợ chồng tự thỏa thuận. Tuy nhiên, cha, mẹ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với con chưa thành niên.

Nếu có các hành vi sau sẽ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo Điều 85 Luật HN & GD:

· Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý.

· Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

· Phá tán tài sản của con.

· Có lối sống đồi trụy.

· Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

‘’Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.’’

3. Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn

3.1. Quyền của người trực tiếp nuôi con

Theo Điều 69 Luật HN & GD, cha mẹ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm đối với việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ có quyền lựa chọn hình thức nuôi dạy con cái của mình, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con và bảo vệ quyền lợi của con. Cha mẹ cũng có quyền quyết định về việc giáo dục con cái của mình, bao gồm việc lựa chọn trường học và giáo viên, và đảm bảo sự an toàn, phát triển tốt cho con cái.

Ngoài ra, cha mẹ còn có trách nhiệm cung cấp các điều kiện sống tốt nhất có thể cho con, bao gồm chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, vui chơi, giải trí, v.v. Cha mẹ cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của con, và không được phép thể hiện bất kỳ hành vi nào có thể gây hại đến con cái của mình.

Nếu có hành vi vi phạm quyền lợi của con cái, cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho con cái của mình.

Do đó, cha, mẹ, người trực tiếp nuôi con phải thực thực hiện đúng trách nhiệm đối với con cái.

‘’Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.’’

 

Bên cạnh nghĩa vụ và quyền đối với con thì người trực tiếp nuôi con phải thực hiện những điều sau với người không trực tiếp nuôi con (theo Điều 83 Luật HN & GD):

· Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩ vụ đối với con;

· Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đinh tôn trọng quyền được nuôi con của mình;

· Không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

· 

‘’Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.’’

3.2. Quyền của người không trực tiếp nuôi con

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cũng có vai trò quan trọng đối với con. Tuy không trực tiếp nuôi con nhưng người không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm đối với con thông qua việc cấp dưỡng.

Bên cạnh đó, người không trực tiếp nuôi con cũng phải thực hiện tốt việc thăm nom, giáo dục con cùng với người trực tiếp nuôi con.

‘’Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.’’

4. Đã ly hôn nhưng muốn giành quyền nuôi con phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, quyền nuôi con do vợ, chồng tự thỏa thuận. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.

Nếu như có thể chứng minh bên kia không còn đủ điều kiện nuôi còn thì bạn có thể khởi kiện giành quyền nuôi con với thủ tục như sau:

4.1 Thủ tục?

Theo quy định tại Điều 84 Luật HN & GD, việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con.

Theo đó, tranh chấp (không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) hay yêu cầu (thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

‘’i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;’’

=> Như vậy, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.

- Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

- Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.

- Giấy khai sinh của con.

- Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).

4.2 Thời gian giải quyết bao lâu?

Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

- Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 - 06 tháng.

- Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 - 03 tháng.

Tuy nhiên, thực tế có thể thời gian giải quyết ngắn hoặc hoặc dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn đọc có thể gọi đến 0982101082 để nói với chúng tôi vấn đề của các bạn và nhận được tư vấn chi tiết, rõ ràng nhất.

4.3 Mất phí, lệ phí là bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đều là 300.000 đồng.

 

Tóm lại, vợ, chồng có thể thỏa thuận ai có quyền nuôi con khi ly hôn. Tuy nhiên, phải đảm bào về yêu cầu về tuổi của con và điều kiện chăm sóc, giáo dục con.

 

Khuyến nghị của Công ty TNHH Tư vấn Luật Việt Đức (“Viet Duc Law”)

Trên đây là một số nội dung cơ bản về Quyền nuôi con khi ly hôn dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Viet Duc Law qua Email: anninhvietduc@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép.

 

 

 

 

Đánh giá: 

Điểm 0 /5 dựa vào 0 đánh giá
Gửi đánh giá của bạn về bài viết:    Gửi đánh giá
Tin liên quan


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Sản phẩm đang giảm giá

    LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
    ùng với xu hướng hội nhập, hôn nhân có yếu tố nước ngoài càng trở nên phổ biến. Và khi mục đích hôn nhân không đạt được, khi cả hai không còn tìm thấy...
     QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
    Khi ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản chung thì quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha, làm mẹ. Vậy quyền nuôi con của người mẹ...
    CHIA TÀI  SẢN KHI LY HÔN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bên cạnh các tranh chấp liên quan đến chấm dứt quan hệ...
    LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
    ùng với xu hướng hội nhập, hôn nhân có yếu tố nước ngoài càng trở nên phổ biến. Và khi mục đích hôn nhân không đạt được, khi cả hai không còn tìm thấy...
     QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
    Khi ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản chung thì quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha, làm mẹ. Vậy quyền nuôi con của người mẹ...
    CHIA TÀI  SẢN KHI LY HÔN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bên cạnh các tranh chấp liên quan đến chấm dứt quan hệ...
    VIỆT ĐỨC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ DỊP LỄ 30/4 - 1/5 VIỆT ĐỨC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ DỊP LỄ 30/4 - 1/5
    Công ty Cổ phần TMDV bảo vệ An ninh Việt Đức đã tiến hành họp, tập huấn triển khai các phương án nhằm mang đến một kỳ nghỉ lễ an toàn, hạnh phúc đến Quý...
    CÔNG TY BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP TẠI NHA TRANG. KHÁNH HÒA, MIỀN TRUNG CÔNG TY BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP TẠI NHA TRANG. KHÁNH HÒA, MIỀN TRUNG
    Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, có đường bờ biển dài giáp với biển Đông. Nha Trang là một thành phố không phải là lớn nhất Việt Nam nhưng lại là...
    KHU CĂN HỘ CAO CẤP OPAL BOULEVARD – ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO TRONG CHUỖI HÀNH TRÌNH CUNG CỨNG DỊCH VỤ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG CỦA AN NINH VIỆT ĐỨC KHU CĂN HỘ CAO CẤP OPAL BOULEVARD – ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO TRONG CHUỖI HÀNH TRÌNH CUNG CỨNG DỊCH VỤ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG CỦA AN NINH VIỆT ĐỨC
    Với phương châm “Tất cả vì Khách hàng”, An ninh Việt Đức mong muốn cung cấp dịch vụ bảo vệ chất lượng nhất, uy tín nhất đến với hàng ngàn Khách hàng...
    Hỗ trợ trực tuyến
    Facebook

    Fanpage

    Hotline

    0969.0808.22

    Email

    anninhvietduc@gmail.com

    Khách hàng đánh giá
    Tối rất thích lực lượng nhân viên của Công ty Việt Đức, các bạn toàn la bộ đội , rất khỏe mạnh và đẹp trai nữa. Đặc biệt nghiệp vụ rất tốt...
    Nguyễn Phương Linh

    Nguyễn Phương Linh

    Giám Đốc Nhà máy may Minh Giao
    Dịch vụ của Việt Đức rất Ok, Nhân viên của các bạn đúng chất lượng như cam kết, Tôi Cảm thấy an tâm khi giao và ký hợp đồng với các bạn
    Vũ Giang

    Vũ Giang

    Giám đốc An ninh Hòa Bình
    Tôi rất hài lòng vớ Viêt Đức Security, các bạn tư vấn giải pháp an ninh cho tôi cùng công ty rất nhiệt tình, Tôi cảm thấy tự tin khi đồng hàng cùng các bạn...
    Vũ Toàn

    Vũ Toàn

    Giám độc kỹ thuật cty HPsoft
    Đăng ký nhận tin
    Đăng ý Email của bạn để nhận thông tin ưu đãi mới nhất từ chúng tôi
    Việt Đức Security - Công ty bảo vệ chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng tại Thành phố Hồ Chí Minh

    CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV BẢO VỆ AN NINH VIỆT ĐỨC

    Trụ sở: số 06 Đường số 10, Tân Kiểng, Quận 7, TP. HCM

    Văn phòng đại diện: i36 đường F, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    MSDN: 0315268593, Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 13/09/2016

    HOTLINE: 0969.0808.22 

    Email: anninhvietduc@gmail.com

     

    DMCA.com Protection Status

    Mạng xã hội
    Facebook youtube google instagram
    Việt Đức Security - Công ty bảo vệ chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
    call